1. Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Canine Parvovirus type 2 gây ra (CPV2) gây viêm ruột xuất huyết lẫn dịch nhầy và máu ói mửa nặng, bệnh thường nguy hiểm trên chó con, tỷ lệ chết cao 50-100% thể viêm cơ tim xảy ra ở giai đoạn đầu trên chó con (2-4 tuần) suy giảm miễn dịch, tỷ lệ tử số cao trên chó còn bú.
2. Căn bệnh
- Do virus thuộc họ Parvoviridae, giống Parvovirus ở chó type 2 (CPV-2).
- Kích thước 18-24 nm, nhân chứa ADN đơn dòng thẳng, không có vỏ bọc.
- Sức đề kháng: Virus có sức đề kháng lớn nhất khi làm lạnh, có thể giữ khả năng gây bệnh đến 8 tháng ở nhiệt độ ôn hòa, ở 56 0C diệt 1 giờ, bị hủy diệt bởi sút và Javen và cá thuốc sát trùng và các thuốc sát trùng như NOVACIDE hay NOVASEPT hay NOVADINE.
3. Dịch tễ
- Tuổi mắc bệnh : bệnh nghiêm trọng ở 6-16 tuần tuổi. Tuy nhiên, mọi lứa tuổi khác đều có thể mắc bệnh.
- Nguồn virus chính là phân và nước.
- Virus xâm nhập phổ biến qua đường tiêu hóa.
- Lây lan trực tiếp: từ chó này đến chó khác, gián tiếp do tiếp xúc với môi trường vấy nhiễm phân thú bệnh.
- Đối với thú chưa nhiễm bệnh thì mức độ cảm thụ có thể đến 100%, nhưng chó sau khi tiêm chủng hoặc cảm nhiễm tự nhiên được miễn dịch.
4. Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập 2-4 ngày virus vào máu gây nhiễm trùng máu, đồng thời kèm theo sự phát triển của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus phát triển trong những khe của tế bào ruột non, và xuất hiện trong phân 3-4 ngày. Sau khi bị nhiễm, đạt mức độ cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm cơ thể thú suy giảm miễn dịch.
5. Triệu chứng
5.1. Thể viêm ruột
- Thời gian nung bệnh 3-5 ngày.
- Tập trung trên chó 2-4 tháng tuổi, chó ủ rủ, bỏ ăn, sốt kéo dài khi triệu chứng tiêu chảy nặng xuất hiện.
- Nhiệt độ giảm dần nếu chó bị suy nhược.
- Ối mửa và tiêu chảy nặng, phân lúc đầu thối sau đó phân có màu hồng hoặc đỏ tươi tùy vị trí virus tấn công vào ruột.
- Phân có lẫn niêm mạc ruột, có lẫn keo nhầy và có mùi đặc trưng.
- Chó suy nhược nhanh và mất nước dữ dội.
5.2. Thể viêm cơ tim
- Thường xảy ra với tỉ lệ thấp trên chó con nhỏ hơn 2 tháng tuổi.
- Thú suy tim, niêm mạc nhợt nhạt hoặc thâm tím gan sưng, túi mật sưng, tim nhợt nhạt, nhão, lớp mỡ quanh tim và cơ tim xuất huyết. Trong thể này các biểu hiện ruột không rõ ràng, chó chết nhanh.
5.3. Thể kết hợp: làm chó chết nhanh
- Thoái hóa cơ tim, tim suy nhược, mất nước.
- Tiêu chảy ói mửa nặng, mất nước nhanh.
Hình 1. Tiêu chảy ra máu với nhiều nước
Hình 2. Chó ối mửa nặng
6. Bệnh tích
6.1. Bệnh tích đại thể
- Lách không có dạng đồng nhất.
- Hạch màng treo ruột triển dưỡng và xuất huyết, ruột nở rộng xung huyết hay xuất huyết thành ruột non mỏng do có sự bào mòn của nhung mao ruột, niêm mạc ruột bong tróc.
- Gan có thể sưng, túi mật căng.
- Trong thể cơ tim thường thấy thủy thủng ở phổi.
6.2. Bệnh tích vi thể
- Hoại tử và tiêu chảy tế bào lympho trong mảng bayer.
- Trong trung tâm mầm, trong các hạch bạch huyết màng ruột. Trên chó con còn bú tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh mà có bệnh tích, thủy thủng hoặc hoại tử, hóa sợi với sự có mặt hay không những thể vùi ái bazơ trong nhân của sợi cơ tim.
Hình 3. Lách co dạng không đồng nhất
Hình 4. Viêm dạ dày ruột
Hình 5. Gan sưng to, xuất huyết
Hình 6. Xuất huyết ruột
7. Chẩn đoán
- Dựa vào bệnh sử và những diễn biến của triệu chứng lâm sàng: viêm dạ dày ruột xuất huyết, thường ở độ tuổi 6 tuần đến 6 tháng.
- Sốt không cao, có thể chết nhanh hoặc khỏi bệnh sau 5-6 ngày.
- Giảm số lượng bạch cầu sau 4-6 ngày nhiễm bệnh.
8. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh viêm dạ dày ruột do Coronavirius: Bệnh lây lan nhanh nhưng thường phát triển chậm, ít khi gây chết, chó không sốt, số lượng bạch cầu không giảm, chó tiêu chảy nhiều nước có thể có nhiều chất nhầy hoặc máu.
- Bệnh Carré: Sốt cao kèm theo triệu chứng viêm phổi, viêm kết mạc mắt, tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn Parvo vào giai đoạn cuối của bệnh sẽ xuất hiện theo các triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, gang bàn chân và da vùng gương mũi bị sừng hóa. Triệu chứng thần kinh xuất hiện trước khi chết.
9. Điều trị:
- Điều trị những triệu chứng đặt biệt là triệu chứng ói mửa và tiêu chảy:
+ Chóng ói: Dùng Primperan (Metoclopramide): 0,5-1mg/kg thể trọng.
+ Bảo vệ niêm mạc dạ dày-ruột: Dùng 1 trong 3 lọai sau:
. Phosphalugel: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
. Actapulgite: 1gói/10kg thể trọng, ngày 2 lần.
. Smecta: 1gói/20kg thể trọng, ngày 3 lần.
+ Chống tiêu chảy: Dùng Imodium: 1 viên/ 15kg thể trọng, ngày 2 lần, dùng 3 ngày.
- Chống mất nước và duy trì sự cân bằng chất điện giải dùng NOVA-ELECJECT 1ml/1-2 kg thể trọng tùy thuộc tình trạng mất sức, mất chất điện giải. Tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần.
- Sử dụng kháng sinh chống phụ nhiễm. Chọn 1 trong các loại sau:
+ NOVA-LINCO-SPECTIN: tiêm bắp 1ml/5kg thể trọng, ngày 1-2 lần, 3-4 ngày liên tục.
+ NOVA-ENROCIN 10%: tiêm bắp 1ml/10kg thể trọng, ngày 1 lần, 3-4 ngày.
v Chú ý: Nên cho chó nhịn ăn trong những ngày đầu tiên sau khi phát bệnh, các ngày sau cho ăn thức ăn dễ tiêu, không chứa chất béo.
- Tăng cường sức đề kháng
+ Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
+ NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
+ NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
+ NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVASEPT hoặc NOVACIDE.
10. Phòng bệnh
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
- Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
- Phòng bệnh bằng vaccin.
+ Trên chó con: Chích vaccin lần đầu tiên vào lúc 7-8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-5 tuần, đồng thời định kỳ hàng năm tiêm phòng trở lại.
+ Trên chó mẹ chưa tiêm phòng, tiến hành tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất và mũi thứ hai cách nhau 3-5 tuần, sau đó hàng năm tiêm nhắc lại.
+ Các loại vaccin phòng bệnh Parvovirirosis : Vanguard. Pluc.5 CV-L, Tetradog, Hexadog hoặc Erican.
Nguồn http://www.anova.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét