Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Bệnh Leptospirose

1. Đặc điểm
  Bệnh Lepto là bệnh truyền nhiễm chung giữa người, gia súc. Trong thể cấp tính chó bệnh thuờng có biểu hiện viêm dạ dày ruột xuất huyết thường ói ra máu và phân sậm màu hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sậm tỉ lệ chết có thể đến 60-90%.
  Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức. Việt Nam tỷ lệ nhiễm chó tương đối khá cao 80 % cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân.
  2. Căn bệnh
  -    Virus thuộc 2 họ chính: Spirochaetaceae trong đó hai giống Borrelia và Trepponema gây bệnh.
  -    Leptospiraceae tiêu biểu là giống Leptospira.
  -    Trong giống Leptospira người ta thường phân thành 2 loại

  -    Leptospira interrogans gây bệnh và Leptospira biflexa không gây bệnh.
  -    Ngày nay người ta biết khoảng 200 serovars Leptospira gây bệnh.
  -    Sức đề kháng: Đề kháng yếu đối với nhiệt độ. Nếu đun 50-550C /1giờ thì lepto bị diệt. Khi ra ngoài gặp nước trung tính và chổ rậm (25 0C) mát, Leptospira sống lâu, nhưng nếu pH nhỏ hơn 6,6 thì khó sống, virus sống lâu trong nước tiểu chó.
  3. Dịch tễ
  -    Tuổi mắc bệnh: Mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp trên chó đực.
  -    Chất chứa căn bệnh: Máu thường chỉ chứa Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm.
  -    Dịch não tủy: có thể chứa Leptospira trong khoảng 2 tuần.
  -    Đường xâm nhập : Leptospira có thể xâm nhiễm qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết thương ở da.
  4. Cơ chế sinh bệnh
  Sau khi xâm nhiễm Leptospira trong máu, nhân lên mạnh mẽ và gây bại huyết sau đó chúng đến định vị ở những cơ quan ưa thích, nhất là gan, thận. Chính sự định vị ở 2 cơ quan này giải thích cho những biểu hiện bệnh học khác nhau. Leptospira trong giai đoạn bại huyết có thể đến những cơ quan sinh dục gây xáo trộn sinh sản.
  5. Triệu chứng
  Thời gian nung bệnh 5-15 ngày.
  5.1. Dạng cấp tính
  Bại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40-410C và suy nhược nặng. Có thể chia làm 2 thể:
  -    Thể thương hàn: Vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng viêm kết mạc mắt với nhũng điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu có máu, thú bị mất nước rất nhanh và chết trong 24 ngày cùng với giảm thấp thân nhiệt, thường thấp hơn bình thường.
  -    Thể hoàng đản : Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng cao nhiệt độ khó thở, hơi thở hôi. Tiêu chảy đôi khi xuất huyết và những biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, thú chết trong khoảng 5-8 ngày mắc bệnh.



Hình 1. Chó bị tiêu chảy ra máu


5.2. Thể bán cấp tính và mãn tính.
  -    Thể này tương ứng với sự phát triển hội chứng sinh urea huyết hậu quả của viêm thận mà một trong những biểu hiện là chứng tiểu nhiều, chứng khát nước rất nhiều cùng với ói mửa và tiêu chảy. Sau một thời gian hôn mê do urea huyết chó sẽ chết.
  -    Thể thở khó có mùi urea ở miệng và xáo trộn hô hấp –viêm màng móng mắt, viêm cơ….
  6. Bệnh tích
  6.1. Thể cấp tính
  -    Thể thương hàn:
  + Viêm dạ dày ruột xuất huyết.
  + Xuất huyết da và các niêm mạc.
  + Có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết
  -    Thể hoàng đản:
  + Da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai.
  + Niêm mạc vàng.
  + Bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết.
  6.2. Thể bán, mãn tính.
  -    Viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính.
-    Vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urea trong máu.



Hình 2. Viêm thận mãn tính (a) Thận chó binh thường: (b) thận chó bệnh



Hình 3. Vết lở ở miệng và lưỡi


  7. Chẩn đoán: 
Dựa vào việc nuôi cấy phân lập Leptospira và phương pháp huyết thanh học ta có thể chẩn đoán chắc chắn hơn.
  8. Chẩn đoán phân biệt
  -    Trong trường hợp hoàng đản cần chẩn đoán phân biệt với trường hợp trúng độc tố nấm mốc (Aflatoxin) trúng độc chất hoặc do nhiễm vi trùng gây dung huyết mạnh.
  -    Trong trường hợp xáo trộn tiêu hóa ói mửa và phân có máu cần phân biệt với bệnh Carré, Parvo.
  -    Bệnh Carré: Sốt cao, kèm theo triệu chứng viêm phổi tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn. Thời gian mắc bệnh kéo dài hơn. Vào giai đoạn cuối xuất hiện triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, triệu chứng thần kinh xuất hiện.
  -    Bệnh Parvo: Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp.
 9. Điều trị
  9.1. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
  + NOVA-ENROCIN 10%: 1ml/10kg thể trọng, trong 3 ngày
  + NOVA-D.O.T: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
  + NOVASONE: 1ml/5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
  + NOVA-DOXYL 20%: 1ml/10-12kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần, 3-4 ngày.
  9.2. Các liệu pháp hổ trợ: 
  -    Cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml/ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm glucose 5% để cung năng lượng.
  + NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần
  + NOVA-AMINOVITA: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, mỗi ngày 1 lần cho đến khi thú hồi phục.
  + NOVA-C.VIT: 1ml/10kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  + NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
  -    Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVAXIDE.
  10. Phòng bệnh
  -    Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
  -    Không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh.
  -    Vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh.
  -    Phòng bệnh bằng vaccin.


Nguồn http://www.anova.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét