VỀ DINH DƯỠNG:
Chó từ 08-12 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 100gr
Chó từ 12 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 140gr
Chó từ 14 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 160gr
Chó từ 16 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 175gr
Chó từ 18 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 200gr
Chó từ 22 tuần, cho ăn 02 lần mỗi ngày, mỗi lần 300gr
(Trọng lượng thức ăn trên là tính theo thức ăn khô chất lượng cao)
Hướng dẫn trên cần được xem như SỰ GỢI Ý căn bản.
Mọi con chó đều khác nhau về thể trạng thì nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ và sự tăng trưởng tối ưu cũng khác nhau:
- Nếu con chó của bạn trở nên quá gầy hoặc quá mập, bạn cần điều chỉnh lượng thức ăn để đạt được sự cân bằng.
- Về nguyên tắc cơ bản, một con GSD đực ko nên được cho ăn nhiều hơn 600gr mỗi ngày; và một con GSD cái kg nên được cho ăn nhiều hơn 560gr mỗi ngày, trừ trường hợp chó đang mang thai hoặc nuôi con cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
- Khẩu phần thức ăn khô nên được trộn cùng một ít nước để giữ ẩm cho miệng con chó khi nó ăn. Rất nhiều con chó con và chó lớn thích ăn khô hoàn toàn, đặc biệt khi chúng trở nên lớn tuổi.
- Nước sạch phải được cung cấp cho chúng một cách thường xuyên.
HÃY NHỚ RẰNG nhiều con chó ko cần phải thay đổi khẩu vị trong khẩu phần ăn. Sự thay đổi thức ăn có thể gây nên những vấn đề về tiêu hoá. Khi muốn thay đổi loại thức ăn, bạn nên thay đổi từ từ trong vòng từ 05 đến 10 ngày. KHÔNG để thức ăn thừa sau khoảng 15 phút từ lúc cho ăn, nếu bạn ko muốn con chó con của mình trở nên kén ăn vì nó sẽ sớm học được rằng nó có thể ăn bất kỳ khi nào nó muốn. Đôi khi bạn thấy con chó con hoặc (và) con chó lớn bỏ ăn một bữa, nếu nó có thể trạng cân đối và khoẻ mạnh thì bạn cũng ko cần phải lo lắng, việc bỏ bữa này ko có hại nếu bữa ăn sau nó vẫn ăn tốt.
KHÔNG cho thêm những thức ăn đặc biệt hấp dẫn vào khẩu phần ăn bình thường của con chó, nó sẽ học được thói quen chờ đợi và đòi hỏi phải có những món thức ăn này mới ăn, và bạn sẽ biến con chó của mình thành một con chó biếng ăn suốt phần đời còn lại của nó.
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ và HƯỚNG DẪN:
TUÂN THỦ lịch chủng ngừa cho chó con, nếu ko chắc chắn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ thú y. Thông thường chúng được tiêm phòng (chích ngừa) khi 08 và 12 tuần tuổi.
NÊN cho chó di chuyển bằng xe càng nhiều và càng sớm càng tốt, nó sẽ nhanh chóng thích nghi và ko bị say xe.
NÊN cho chó con gặp gỡ càng nhiều người lạ trong những tháng đầu tiên khi về nhà mới, sự "xã hội hoá" sớm sẽ làm con chó của bạn tự tin và phát triển tính cách mạnh mẽ. Con chó của bạn cũng đã được tảy (xổ) giun khi còn ở tại trại, nhưng nó cần được tái tảy (xổ) giun khi được 12 tuần tuổi. Sau đó, tảy (xổ) giun vào các đợt 06, 09 và 12 tháng tuổi và tảy (xổ) theo định kỳ 03 lần mỗi năm.
Tập cho con chó đi vệ sinh đúng chỗ cũng khá dễ dàng: Đầu tiên bạn hãy cho nó vệ sinh vào tờ giấy báo và sau đó chuyển tờ giấy báo này đến nơi bạn muốn sẽ là nơi con chó đi vệ sinh hàng ngày, nó sẽ nhanh chóng hình thành thói quen đi vệ sinh đúng nơi đúng chỗ. Hãy cho chó con đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn, và sau khi nó thức giấc.
NÊN dành cho con chó con một chỗ yên tĩnh để ngủ: Có thể là một miếng thảm chùi chân hoặc một miếng khăn tắm sạch.
NÊN cho con chó vài món đồ chơi, nó sẽ ko gặm những thứ bạn ko muốn nó gặm.
NÊN cho con chó những cục xương lớn, hoặc những cục xương giả để gặm nhằm giúp nó vượt qua thời kỳ ngứa răng sữa.
KHÔNG NÊN cho chó ăn xương đã nấu chín số lượng nhiều (ăn nhiều dễ bị táo bón)
NÊN cho chó con đi dạo vài lần trong ngày, mỗi lần một khoảng cách ngắn, nhưng lưu ý ko nên quá dài, tối đa khoảng 02Km tổng cộng mỗi ngày là quá đủ đến khi con chó được 06 tháng tuổi.
KHÔNG cho con chó nhảy lên nhảy xuống những chỗ cao như bậc thang, ghế hay cốp xe...
KHÔNG đánh con chó con bằng tay, bằng tờ giấy báo cuộn lại hoặc bất kỳ vật nào khác. Trừng phạt con chó bằng một cái nắm lắc nhẹ ở vùng cổ và một tiếng mắng là đủ; và bỏ đi như cách con chó mẹ vẫn làm. Nếu phải trừng phạt nó, bạn cần thực hiện NGAY KHI nó phạm sai lầm, kg phải SAU ĐÓ vì con chó sẽ ko hiểu tại sao nó bị trừng phạt.
NÊN đảm bảo rằng con chó hiểu rõ mệnh lệnh trước khi nó bị trừng phạt vì ko tuân lệnh. Nếu con chó chưa thuần thục một lệnh nào đó, đó là lỗi của bạn chứ ko phải của nó.
KHÔNG cách ly con chó con mỗi khi bạn có khách đến nhà, hãy để cho nó làm quen để nó có thể học cách chào đón người khách một cách ít kích động nhất.
ĐỪNG LO LẮNG nếu con chó con quá thân thiện với người lạ, nó sẽ bảo vệ gia đình và ngôi nhà của bạn khi nó trưởng thành.
NÊN cho chó con đeo vòng cổ và tập làm quen với dây dắt sớm nhất có thể.
NÊN dạy con chó con những lệnh căn bản như: Ko, RA NGOÀI, LẠI ĐÂY và NGỒI
(4 lệnh này sẽ rất hữu dụng trong nhiều hoàn cảnh)
HÃY NHỚ RẰNG: Có những điều bạn thấy rất thích thú khi con chó con làm lúc nó còn nhỏ sẽ trở thành những thói quen khó chịu cho bạn khi chúng lớn.
(Theo GSD Videx: http://www.videxgsd.com/ )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét