Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Chuyện ít biết về tục “nuôi” và thờ chó đá

Dân xã Địch Vĩ kính cẩn gọi đàn chó đá là Quan lớn Hoàng Thạch. Mỗi khi có việc gì oan khuất, người dân thường đến trước bệ thờ Quan lớn Hoàng Thạch thắp nhang, kêu khấn và thề với nhau với niềm tin được ngài chứng giám, soi xét cho.

Trong ký ức tôi còn nhớ một câu chuyện cổ tích Việt Nam nói về chó đá mà thầy giáo dạy tiểu học kể cho chúng tôi nghe: Ngày xưa, có người học trò vào nhà thầy giáo, khi qua cửa thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Lấy làm lạ, người học trò hỏi: "Anh em học trò qua đây cũng đông, sao mày chỉ mừng một mình tao?". Con chó đáp: "Khoa thi này chỉ có mình thầy đậu thôi. Số trời đã định, tôi phải kính trọng mừng thầy".
Người học trò nghe nói vậy liền kể cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha lên mặt hống hách. Ông ta dắt trâu ra đồng, cho trâu dẫm cả vào lúa non của người khác. Người dân góp ý, ông ta dọa dẫm: "Khoa này con ông đỗ, rồi chúng mày sẽ biết tay ông".  Dân làng nghe ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi.

Chuyện về những “chú lính chì” ở Trường Sa

  Hoa Sơn
Chó vốn là loài động vật thông minh và trung thành với chủ. Điều ấy không còn phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu như ở đất liền loài chó được nuôi chủ yếu để giữ nhà, hoặc để làm cảnh thì ở Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, khuyển tộc lại có một vị trí đáng nể. Cánh lính đảo đã yêu mến mà đặt tên cho chúng là những “chú lính chì”.

"Đứa em yêu" của lính Hải quân

Không biết từ bao giờ, họ nhà cẩu được đưa ra với lính đảo rồi trở nên thân thiết như những người bạn. Có thể nói không ngoa rằng, nhắc đến Trường Sa mà không nói đến “khuyển tộc” là một thiếu sót lớn.
Trên con tàu HQ 936 chở quà Tết ra cho cán bộ, chiến sĩ của huyện đảo Trường Sa tôi gặp Thiếu úy Phạm Đình Tuấn ra nhận nhiệm vụ tại đảo Tốc Tan. Hành trang của anh ngoài những vật dụng thiết yếu và những món quà mà người thân đã gửi tặng ra đảo, tôi còn thấy một chiếc… bình sữa! Rất ngạc nhiên, tôi hỏi: “Ở đảo có trẻ con hay sao mà anh mang cả thứ này”. Thiếu úy Tuấn bật cười: “Ừ, dĩ nhiên là phải có thì tôi mới phải đem theo nó chứ”. Trước khi đi, tôi đã tranh thủ tìm hiểu về huyện đảo Trường Sa. Ngoài 3 đảo Trường Sa Lớn, Sơn Ca và Sinh Tồn là có dân, thì toàn bộ các đảo, điểm đảo đều chỉ có lính. Đảo Tốc Tan dĩ nhiên không nằm trong số đảo có dân ở rồi.

Xem tướng chó


Theo quan niệm dân gian: Nhất một, nhì chín : người ta tin rằng chó sinh ra chỉ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường, có khi đến cả chục con.
Tuy nhiên sinh cho đúng chín con cũng rất hiếm. Số 1 và 9 là số đối nhau trong Lạc thư, nên người ta tin cả hai đều tốt. Theo kinh nghiệm của người viết thì không phải cả hết chín con đều tốt, mà trong đó chỉ có một con có tướng đặc biệt rất tốt.
Ðể phân biệt cái tướng tốt của một con chó, sách xưa viết như sau :


Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

"Bí kíp" của Trần Gia!

Anh Trần Khoa Thuấn 


Trước hết, mạn phép Lão trại chủ Trần Gia, anh Thuấn và chú Hoàn, Hải xin tổng hợp lại một số kinh nghiệm của Trần Gia để mọi người tham khảo! (Không biết em có vi phạm bản quyền không ạ!!!).

Kinh nghiệm nuôi chó con!
Thức ăn trong giai đoạn này không gì lành hơn là cháo nấu với thịt gà hoặc thịt bò thêm chút rau củ. Thịt bò tươi là món khoái khẩu của chúng. Trong thời điểm này mỗi ngày các bạn đảm bảo cho vào dạ dày cún khoảng 2 lạng thịt/ngày.Còn lượng gạo (cơm) tùy theo. Cụ thể:
Bỏ vào nồi cơm điện 3 bát cơm, 2 lạng thịt gà hoặc thịt bò băm nát, nếu có cà rốt băm nát 3 củ, nếu không cho một miếng bí đỏ bằng bàn tay, nêm chút muối nhạt hơn người ăn, để sao cho được một nồi cháo đặc sáng mai cún có thức ăn ngay. Cho cún ăn ngày khoảng 3-4 bữa, mỗi bữa chừng một bát con thức ăn vừa nấu.
Nếu chẳng may cún bị đi ngoài cũng không cần lo lắng, cho nhịn một ngày, ngày hôm sau cho ăn cháo nấu với thịt gà, cho ăn một quả chuối chín, pha một cốc nước chè đen cho cún uống là bụng dạ nó sẽ êm lại.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

HUẤN LUYỆN CHÓ (Nâng cao)


1. DẠY CHÓ SỦA
Dạy chó sủa được áp dụng trong những trường hợp khi làm nhiệm vụ canh gác, khi phát hiện thấy những vật nặng, vật treo trên cao hoặc thấy có người chạy trốn vào những chỗ khuất (khi khám xét hiện trường, khám nhà và khi tìm dấu vết).
Những kích thích có điều kiện: ra lệnh "sủa" và làm hiệu bằng cách vẫy tay phải, trước hết đưa tay nghiêng lên tầm vai, lòng bàn tay hướng về phía trước và gập cổ tay lại để lòng bàn tay hướng về phía mình. Đôi khi ra hiệu bằng cách bật bật các ngón tay cho phát ra tiếng kêu.
Những kích thích không điều kiện: cho ăn mồi, vật để dánh hơi, người giúp việc
. Có thể gọi chó cắn, trên cơ sở phản ứng thức ăn, phản ứng định phương hướng và phản ứng tự vệ bị động. Dạy chó sủa đúng theo tín hiệu của người huấn luyện viên được bắt đầu sau khi đã dạy chó các phản xạ có điều kiện khác cho các động tác ngồi, nằm và đánh hơi.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN
Khi luyện thói quen dạy chó sủa, thông thường luỵên tập những phản xạ có điều kiện ban đầu, đồng thời với mệnh lệnh và với cử chỉ. Cần nhớ rằng, thường thường chó sủa ở tình trạng kích thích chúng. Sự kích thích chung này có thể do chính những kích thích khác nhau gây ra. Có thể gọi chó cắn như:

HUẤN LUYỆN CHÓ (Cơ bản)


       1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Huấn luyện chó nghiệp vụ là một hình thức lao động phức tạp và tỷ mỉ dựa trên sự hiểu biết rõ ràng, đòi hỏi lòng kiên trì và nhẫn nại. Ngay từ ngày đầu, khi mới bắt đầu làm việc huấn luyện chó, mỗi huấn luyện viên phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cơ bản về huấn luyện chó. Trước hết phải nghiên cứu kỹ những cơ sở khoa học tự nhiên (lý thuyết) huấn luyện chó. Huấn luyện chó đòi hỏi phải có một kiến thức về công việc đó, thực hiện tất cả các động tác dạy chó làm việc này hay làm việc kia bằng những cử chỉ. Chỉ sau khi huấn luyện viên chuẩn bị sơ bộ phần cá nhân của mình mới được bắt tay vào mỗi buổi tập.
Huấn luyện viên phải biết rõ đặc điểm tính nết con chó của mình và phải biết sử dụng các kích thích bảo đảm cho chó luyện tập tốt và thích thú với công việc luyện tập chó. Tuân thủ tính nhất quán chặt chẽ luyện thói quen cho chó. Điều kiện huấn luyện phải được tăng dần theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ giản đơn đến phức tạp.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Các phương pháp nhân giống chó


Có 3 phương pháp: Line-breeding; In-breeding và Out-crossing 
OUT-CROSSING: Là việc lai tạo các con chó cùng giống nhưng khác huyết thống. Nó được xem là cách để tìm ra được những tính trạng tốt trong quá trình nhân giống. Người ta thường dùng phương pháp này để sửa chữa một số khuyết điểm về hình thể của chó. Đây là phương pháp lai tạo phổ biến nhất của đại đa số người nuôi chó. Đối với chó có pedigree, có thể định nghĩa out-crossing là việc lai tạo các con không có cùng quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời. 
Do phương pháp này là cho giao phối giữa những con không cùng huyết thống nên có thể đem lại nhiều đặc tính mới hoặc có thể tái hiện lại những đặc tính đã mất do gien lặn mang lại. Khi lai tạo, chó bố và chó mẹ có vai trò ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của chó con. Trong cặp gien của mình, chó con được thừa hưởng 1 gien từ chó bố và 1 gien từ chó mẹ. Gien trội sẽ quyết định các tính trạng của chó con. Các tính trạng do gien lặn quy định sẽ không được thể hiện. Do các cặp gien bao gồm 1 trội và 1 lặn từ 2 nguồn khác nhau nên chó được tạo ra từ phương pháp này có quỹ gien đa dạng hơn, giúp con vật có khả năng miễn dịch cao hơn, có sức sống mạnh mẽ hơn. 

Phong trào nuôi GSD tại Dak Lak

Là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên với điều kiện thiên nhiên khá ưu đãi, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, diện tích đất đỏ bazan khá lớn rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, ca cao... Vì vậy, ngay từ thời Pháp thuộc tại Buôn Ma Thuột và một số huyện của tỉnh Dak Lak đã xuất hiện các đồn điền cà phê, cao su và nay là các trang trại. Cũng chính từ những đồn điền, trang trại này, những chú GSD đã xuất hiện đáp ứng như cầu bảo vệ, trông coi tài sản. Ngoài ra, GSD cũng xuất hiện tại gia đình một số người có điều kiện và đam mê chơi GSD ở tất cả các giới, từ doanh nghiệp, tiểu thương, trí thức, văn nghệ sĩ, cho đến cán bộ, công chức... 

Mặc dù đã có thời gian phát triển rất thịnh hành, nhưng hiện  nay nhìn chung phong trào đã đi xuống. Những con giống có chất lượng cao ngày càng ít đi, trong khi đó nhưng con giống mới không được bổ sung. Vì vậy chất lượng GSD  tại Buôn Ma Thuột nói riêng và Dak Lak nói chung không cao. Những cơ sở nuôi và nhân giống càng ngày càng thu hẹp lại. Những cơ sở có chất lượng chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Hiện nay những người chơi GSD tại Buôn Ma Thuột, Dak Lak cũng chưa thành lập được câu lạc bộ hay chi hội những người nuôi GSD tại địa phương... 

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Kinh nghiệm phối giống chó

Thường thì từ 08 tháng tuổi, có khi sớm hơn chó bắt đầu động đực. Tuy nhiên, ở tuổi này là quá sớm để cho chó phối giống.
Với chó đực: Ít nhất phải từ 16 tháng  trở đi mới đủ sức để phối giống (GSD đực nên từ 18 tháng trở đi). Nếu phối giống khi chó non hơn, chó đực sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể. Đến 24 tháng tuổi, sức lớn của chó mới ngưng lại; do đó, nếu muốn tính chuyện lâu dài thì không nên để chó đực phối giống lúc chưa đủ tuổi. Chó đực dùng để phối giống phải theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định, thông thường nên chọn những con có nguồn gien tốt, bản thân chó khỏe mạnh, không bệnh tật, thân thể nở nang, chân cẳng cứng cáp…
Chó đực lúc nào cũng có thể sẵn sàng phối giống, nhưng nên cho chúng phối giống mỗi tháng chừng vài ba lần mà thôi. Mỗi lần cách nhau ít lắm cũng một tuần để chó đực còn có thời gian cần thiết để nghỉ ngơi lại sức. Đồng thời ta phải tăng khẩu phần ăn bổ dưỡng cho chó, có như vậy nó mới khỏe mạnh và bảo đảm cho lần phối giống sau này. Chó đực suy yếu, tinh lực không dồi dào, tinh trùng kém chất lượng có thể thai sẽ không đậu. Một con chó đực khỏe mạnh khi phối giống thường đem lại kết quả tốt.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Phương pháp chọn chó Berger Đức con

Condor Vom Trần Gia (05 tháng tuổi)
             I/ Những lời khuyên để lựa chọn chó nuôi đúng mục đích.
             Có được con chó Béc giê Đức tốt? đó là cả 1 vấn đề không dễ dàng đối với những người yêu thích chó ở tất cả các nước, ngay cả tại nước Đức. Điều này phần nào giải thích cho sự nổi tiếng và nhu cầu rất lớn của mọi người về nòi chó số 1 thế giới (cho đến lúc này). Mặt khác, việc chọn được 1 con chó Béc giê Đức tốt lúc nó còn nhỏ đòi hỏi người mua phải rất tinh tế trong quan sát, có kiến thức cần thiết về tiêu chuẩn của chó Béc giê Đức, có kinh nghiệm hoặc có sự giúp đỡ của những chuyên gia, thậm chí còn phải thêm 1 chút may mắn. Do có khó khăn như vậy mà trong thực tế không chỉ những con chó được đánh giá loại "tốt" mà ngay cả những con chó được đánh giá loại "khá" cũng được người ta chấp nhận.
            Vì vậy, trước khi mua, chọn 1 con chó Béc giê Đức nhỏ, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần phải biết rõ mục đích bạn chọn, mua nó để làm gì: Tìm 1 người bạn ( một thành viên) cho bản thân hay gia đình? Một đấu thủ để tham gia các hội thi? Một vệ sỹ tuyệt đối trung thành và có năng lực? Một phương tiện để làm kinh tế (chăn nuôi sinh sản)? Hoặc định sử dụng trong công tác chuyên môn nào?

Những điều cần lưu ý khi mua hay nhận chó về nhà


MƯỜI ĐIỀU TRƯỚC KHI MUA HAY NHẬN 1 CON CHÓ VỀ NHÀ

       Châm ngôn nước Anh có câu: ”Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là có một người vợ hiền thục, một con chó nuôi từ nhỏ và một lưng tiền”.
       Tuy nhiên, để có thể nuôi và sử dụng thành công 1 con chó, đề nghị bạn hãy đọc và cân nhắc kỹ 10 Điều sau đây:
1.    Bạn có thật sự yêu thích con chó của bạn? Gia đình bạn có thể chấp nhận thêm một thành viên 4 chân mới không?
2.    Bạn có khả năng tài chính để mua, nuôi dưỡng, tiêm chủng định kỳ và dạy dỗ  con chó của bạn khi cần thiết hay không?
3.    Bạn có thể dành riêng cho con chó của bạn một chỗ ở kín đáo, ấm về mùa đông, mắt về mùa hè, không bị gió mưa đe dọa trong căn nhà của bạn?
4.    Bạn có điều kiện và sẵn lòng hàng ngày bỏ ra một thời gian nhất định để chăm sóc, chơi đùa và dạy dỗ con chó của bạn hay không?
5.    Bạn có ngại bẩn khi con chó của bạn chưa biết đi vệ sinh đúng nơi qui định?

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Một số hình ảnh xuất hành đầu năm

Xin trân trọng gửi đến anh em một số hình ảnh xuất hành đầu năm của cá nhân (PR một chút, mong mọi người thông cảm- Hic). Trong dịp này thật là may mắn: Mình, anh Lợi và anh bạn của mình đã được Lão trại chủ Trần Gia chia xẻ "quốc bảo" của đất nước. Đó là một phần cát vàng do sói biển Mai Phụng Lưu lấy từ Quần đảo Hoàng Sa mang về, được Nhà báo Mai Thanh Hải trao tặng cho Trần Gia. 

Tổ quốc là trên hết !

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy dỗ chó

Dạy dỗ - giáo dục vật nuôi là nhiệm vụ của bạn hay của Huấn luyện viên chuyên nghiệp? Câu trả lời là như sau: Xin hãy phân biệt Giáo dục và Huấn luyện là 2 việc hoàn toàn khác nhau. 


- Ở trường huấn luyện người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao: Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật... Các kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v. 

- Còn giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn. 

- Nhưng cho dù là ai đi nữa thì cũng có một số nguyên tắc cơ bản mà người ta thường áp dụng để đạt kết quả trong giáo dục hoặc huấn luyện chó. 




Huấn luyện chó đi vệ sinh thành công trong 7 ngày

Đây là 6 thời gian biểu do các chuyên gia nước ngoài đúc rút kinh nghiệm chia sẻ cho các bạn tham khảo nếu muốn dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ trong 7 ngày (có thể lên đến 14 ngày)
Thế nhưng không phải ai cứ áp dụng bừa thì đều thành công vì mỗi con chó có 1 thói quen riêng. Ví dụ có những con chó đi tiểu và đi ỉa ngay sau khi ăn, nhưng có những con phải đến 30 phút hoặc lâu hơn sau khi ăn mới đi giải quyết. Vì thế mặc dù ở đây có những thời gian biểu chi tiết nhưng các bạn phải để ý xem chó nhà mình tính cách thuộc loại nào để biết mà chọn 1 thời gian biểu mẫu cho phù hợp hoặc do những thời gian biểu mẫu này chưa phải là tuyệt đối, các bạn có thể lấy cái này làm mẫu rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn và tính cách của con chó
Đồ cần chuẩn bị: bắt buộc phải có 1 cái chuồng vừa đủ rộng để cún nằm và xoay qua xoay lại, nhưng ko được quá rộng để cún chạy nhảy trong đó. Cún ko đi vệ sinh ngay tại chỗ nó nằm mà chỉ đi từ chỗ bên cạnh trở đi nên nếu chuồng quá rộng thì nó sẽ giải quyết ngay trong chuồng. Nếu bạn đã lỡ mua lồng to thì hãy nhét bìa hay hộp giấy vào để giảm không gian bên trong chuồng cho vừa đủ cún nằm và xoay qua xoay lại thôi.

25 bài kiểm tra IQ cho chú chó của bạn

Cách tính điểm:

Tổng số điểm                 Phần trăm                    Xếp hạng                       IQ

106-111                         96-100%                     cực thông minh              140+
95 - 105                         86-95%                      Thông minh                    125-140
84-94                             76-85%                      Khá                                 105-125
73-84                             66-75                         Bình thường                   95-105
51-72                             46-65%                      Dưới trung bình              70-95
33-50                             30-45%                      Hơi yếu                           60-70
<32                                < 30%                        ??                                  <60

Nếu chú chó của bạn điểm cao thì bạn cũng đừng quá vui mừng vì có thể chú chó của bạn đã được huấn luyện qua và dễ dàng thích nghi với bài kiểm tra, nhưng đây của là 1 điểm để bạn có thể hướng cho chú cho của bạn những bài tập khó hơn
 Còn nếu như chú chó của bạn ko đạt được số điểm mà bạn mong đợi or đạt được số điểm quá thấp, đừng vì thế mà ghét bỏ nó, có thể đây là 1 chú chó cứng đầu, bạn cần thêm thời gian dạy dỗ, sau bài test này mình sẽ post 1 bài nữa với nội dung " 100 câu lệnh trong quá trình huấn luyện chó" nó sẽ giúp bạn nhiều công việc huân kuyên chu chó của bạn. Dù nó thế nào đi nữa nó vẫn là chú chó của bạn. Hy vọng mọi người vui vẻ.

Khuyến nghị cho GSD con

VỀ DINH DƯỠNG:

Chó từ 08-12 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 100gr
Chó từ 12 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 140gr
Chó từ 14 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 160gr
Chó từ 16 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 175gr
Chó từ 18 tuần, cho ăn 03 lần mỗi ngày, mỗi lần 200gr
Chó từ 22 tuần, cho ăn 02 lần mỗi ngày, mỗi lần 300gr
(Trọng lượng thức ăn trên là tính theo thức ăn khô chất lượng cao)
Hướng dẫn trên cần được xem như SỰ GỢI Ý căn bản.

Mọi con chó đều khác nhau về thể trạng thì nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ và sự tăng trưởng tối ưu cũng khác nhau:

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Lịch sử nuôi Chó và cách chọn Chó tốt

Ngay từ thời tiền sử, khi còn phải sống bằng phương thức săn bắn, hái lượm, sống trong hang động, lúc mới tìm ra lửa con người đã biết chế biến thức ăn đầu tiên bằng phương pháp nướng thịt thú rừng và sản phẩm thừa là xương động vật, đó là món khoái khẩu của chó rừng - một loài động vật có khứu giác rất phát triển, đó cũng chính là nguyên nhân khiến loài người và loài chó"tiếp cận" với nhau và cùng chung sống. Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi ngửi có thể theo đó mà tìm ra được dấu vết đã ngữi, cũng như mắt nhìn vào ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa, heo v.v… đã có rất nhiều câu chuyện kể về các chú chó đã cứu chủ trong những cơn hiểm nghèo. Trong những trường hợp nguy hiểm, dù biết phải hy sinh tính mạng, chó không bao giờ bỏ chủ để thoát thân một mình, nó nhất định bảo vệ và phản công kẻ địch dù biết đó là loài dữ dằn hơn nó như beo, gấu, cọp v.v…